Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai là gì? Đây là một phạm trù liên quan đến pháp luật nên các bạn cần tìm hiểu rõ ràng hơn hơn. Để biết được những thông tin chi tiết liên quan đến đất đai thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Về tranh chấp đất đai
Tại Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 có quy định về tranh chấp đất đai. Theo đó, tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa các bên trong quan hệ đất đai.
Trong định nghĩa này cần phải lưu ý: đối tượng tham gia tranh chấp có thể không phải là quyền sở hữu đất, các bên tham gia tranh chấp không phải là người có quyền sở hữu đối với đất. Đây là vấn đề không phải bàn cãi vì theo Điều 53, Hiến pháp 2013 và Điều 4, Luật đất đai 2013 cũng đã nêu rõ đai đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước làm đại diện sở hữu. Và cách giải quyết tranh chấp đất cũng được quy định trong thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai.

Đặc điểm tranh chấp đất đai
- Đối tượng của tranh chấp đất đai là về quyền sử dụng, quyền quản lý và các lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của các bên tham gia tranh chấp.
- Chủ thể tham gia tranh chấp đất đai không có quyền sở hữu đất đai, chỉ là những người quản lý.
- Tranh chấp đất đai thường sẽ gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên ảnh hưởng lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và lợi ích của Nhà nước. Vì khi xảy ra tranh chấp, một bên sẽ không thực hiện được những quyền của mình từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước.

Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai có gì?
Việc giải quyết tranh chấp đất đai có thể theo phương thức khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với các phương thức cũng đã được quy định rõ trong thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai với các quy trình và thủ tục giải quyết khác nhau.
Trước hết, theo quy trình tố tụng dân sự tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại các cơ quan hành chính thì vẫn phải bắt buộc thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Luật Đất đai năm 2013 cũng có các quy định khuyến khích các bên tham gia tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp ở cơ sở.
Thời hạn để hoàn tất thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại UBND xã không quá 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết. Vụ việc hòa giải cũng phải được lập thành bên bản có chữ ký và xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND xã. Biên bản sẽ được gửi tới các bên tranh chấp và lưu tại UBND xa nơi có đất tranh chấp. Trong trường hợp nếu hòa giải thành mà hiện trạng ranh giới có thay đổi thì người sử dụng đất cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải tới phòng Tài nguyên và Môi trường và quyết định xác nhận việc thay đổi ranh giới của thửa đất cũng như cấp mới Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
Theo thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự: việc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ được thực hiện dựa trên những quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Các cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để tiến hành khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền. Người khởi kiện sẽ cần phải gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến cơ quan Tòa án có thẩm quyền để thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn thành các thủ tục, hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của toà án.
Giải quyết tranh chấp theo trình tự hành chính: đối với các tranh chấp không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định thì sẽ áp dụng trình tự này để giải quyết. Đối với TCĐĐ giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền là chủ tịch UBND cấp huyện để được giải quyết. Nếu một bên hoặc các bên không đồng ý với quyết định lần đầu thì sẽ có quyền khiếu nại lên chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Trên đây là những nội dung liên quan đến thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai theo các quy định của Nhà nước. Với những quy định này mong rằng bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình các bước giải quyết tranh chấp hiện nay.